Chia rẽ nội bộ Người Việt tại Đức

Ngay sau khi Đức thống nhất, cộng đồng Việt Nam tại Đức vẫn còn bị chia rẽ[34]. Sự cảm thông của những người gốc miền Nam dành cho những người gốc miền Bắc lúc đầu đã bị thay thế bằng sự ngờ vực, vì chủ nghĩa chống cộng kiên quyến của những cựu thuyền nhân làm những cựu lao động khách bực mình, và lối xưng hô của những cựu lao động khách gợi lại những ký ức đau buồn cho những cựu thuyền nhân[36][37]. Vì thế, những người Việt tại Đức đến từ miền Nam Việt Nam và miền Bắc Việt Nam ít có quan hệ với nhau. Đến năm 2015 tức là 25 năm sau khi Đông và Tây Đức thống nhất, người dân gốc Việt tại Đức vẫn còn nhiều ngăn cách. Sinh hoạt của cộng đồng bên Tây Đức (người Việt Miền Nam) thì người bên Đông không tham gia và ngược lại sinh hoạt cộng đồng bên Đông Đức (người Việt Miền Bắc) thì người bên Tây không hưởng ứng.[38]

Những cựu thuyền nhân cũng hòa nhập vào xã hội hơn; họ có thể nói tiếng Đức giỏi. Tuy nhiên, con cháu của những cựu thuyền nhân ít có cầu nối vào văn hóa Việt Nam; trong nhiều trường hợp, cha mẹ nói chuyện với họ bằng tiếng Đức thay vì tiếng Việt, với hy vọng rằng họ sẽ hòa nhập nhanh hơn; kết quả là trình độ tiếng Đức của cha mẹ được trau dồi, trong khi trình độ tiếng Việt của con cái bị giảm dần. Ngược lại, nhiều cựu công nhân khách có trình độ tiếng Đức yếu[39]. Tuy nhiên, theo nhật báo Die Zeit, sau 20 năm nước Đức thống nhất, thế hệ con cháu của các cựu công nhân khách đang viết nên một câu chuyện thần kỳ về quá trình vươn lên trong xã hội Đức vì trong các gia đình Việt Nam, áp lực học tập là rất lớn.[cần dẫn nguồn] Những gia đình có gốc là công nhân xuất khẩu lao động ở Đông Đức thường được lấy ví dụ để phản bác luận điểm cho rằng con cái các gia đình nhập cư chỉ học hành tử tế khi bố mẹ chúng hòa nhập tốt với xã hội Đức

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người Việt tại Đức http://www.highbeam.com/doc/1P2-1022203.html http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9D0... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9F0... http://pqasb.pqarchiver.com/latimes/access/6162931... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.avys.de/ http://www.cicero.de/berliner-republik/die-unsicht... http://www.dienhong.de/ http://www.dw-world.de/dw/article/0,1564,1408694,0... http://www.dw-world.de/dw/article/0,2144,1047447,0...